Chiều Hướng Tích Cực Trên Thị Trường Lao Động Cần Thơ

Từ kết quả của cuộc thống kê do sở LĐ-TB&XH Cần Thơ, chúng ta có thể thấy được rằng tỷ lệ lao động đã qua đào chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh trong khoảng 5 năm trở lại đây đang tăng mạnh. Kể từ năm 2010 là trên 40%, và giờ đây con số đó đã lên đến 74%, góp một phần đáng kể cho công cuộc giải quyết vấn đề tìm việc làm và giảm tỷ lệ đói nghèo trên toàn tỉnh.

Nhiều ngành đào tạo mới theo nhu cầu việc làm Cần Thơ trong thời gian qua.

Cho đến năm nay, số lượng các ngành nghề đang được mở cửa để đào tạo công nhân, nhân viên đang tìm việc làm trong thành phố Cần Thơ không ngừng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhờ đó, đáp ứng tối đa các yêu cầu lao động đặc thù ở mỗi ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, các mô hình đào tạo kết hợp với giải quyết vấn đề tìm việc làm, chỗ ở, giao thông cho người lao động. Các ngành phổ thông  như may gia dụng, công nghệ điện, chăn nuôi trồng trọt,… đều được bàn giao trên cơ sở hợp đồng đã giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định.

Nhờ có những mô hình như trên, nhiều địa phương đã có cái gọi là kinh nghiệm bước đầu trong việc chủ động hợp tác với ủy ban lao động thành phố trong chiến dịch giải quyết việc làm Cần Thơ. Mọi người cũng biết cách để chọn lựa hợp tác với doanh nghiệp nào mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn. Đầu ra của sản phẩm công, nông nghiệp cũng đã được gỡ rối, người lao động có thể tập trung vào nâng cao năng suất lao động của mình để đem đến những sản phẩm có chất lượng nhất.

Thực tế cũng cho thấy rằng tại các trường đào tạo nghề, các cơ sở dạy nghề đã chủ động được trong việc huy động nguồn lực tài chính. Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị đào tạo. Mở rộng thêm các chi nhánh, ngành nghề đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ dạy nghề cho người lao động. Thông qua các chương trình giảng dạy, nhiều lao động nông thôn đã có thể tiếp cận với các ngành nghề công nghiệp mới một các tốt nhất, thêm cơ hội việc làm Cần Thơ cho cả lao động ngoài thành phố.

Thu hút lao động phổ thông học nghề

Ban Đề án đào tạo nghề của thành phố Cần Thơ đã tham gia tích cực trong chiến dịch cải thiện cơ cấu lao động trong một thời gian dài để đạt được những thành quả tích cực. Trong đó, phải kể đến sự kết hợp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khắp địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp này đã tham gia đào tạo lao động theo mô hình các khóa dạy nghề kết hợp với giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nặng về sản xuất nông nghiệp và thủ công sang công nghiệp máy móc do sự hướng dẫn của con người. Tiếp theo phải kể đến thắng lợi của công tác truyền thông, thông qua xây dựng các trang thông tin công cộng, tuyên truyền kỹ năng và trường lớp đào tạo cần thiết,… đều được triển khai thực hiện đầy đủ.

Ngoài ra, cũng phải kể đến các Đoàn, Đội của tỉnh đã cùng nhau phối hợp lồng ghép các chương trình đề án thực hiện cho hội việc, đoàn viên dựa trên các hoạt động thường xuyên. Các chương trình đều hút hút nhiều lao động phổ thông tham gia, đồng thời nhiều doanh nghiệp cũng cho thấy sự quan tâm của mình để mang về những nhân viên, công nhân có trình độ phù hợp nhất.

Bàn về các kết hoạch để thực hiện đề án đào tạo lao động mới, cục Phát triển nghề của thành phố đã vạch ra hướng đi trong cả một thời gian dài và mang tầm chiến lược lớn. Không chỉ xây dựng các mô hình đào tạo nghề chuyên nghiệp mà còn phải tiếp tục duy trì và phát triển mô hình này rộng khắp để có thể mang lại hiệu quả nhất trong vấn đề việc làm. Đào tạo nghề nông thôn cho lao động thuộc tầng lớp phổ thông phải đi đôi với giải quyết nhu cầu đầu ra cho lao động. Không để tình trạng thừa lao động xảy ra dẫn đến tình trạng thấp nghiệp như trước đây. Không mở các lớp dạy nghề chỉ để đảm bảo chỉ tiêu, thành tích, không ký hợp đồng với các cơ sở không đảm bảo chất lượng, kỹ năng giảng dạy. Quan trọng nhất là kế hoạch phải luôn được thực hành và thực hành như thế nào để mang lại hiệu quả.